Cuộc chiến giành thị trường nước đóng chai ngày trở nên sôi nỗi khi có nhiều "đại gia" tham gia chuộc chơi nước uống này.
Trong năm 2009, mỗi người tiêu dùng tại Việt Nam chi hơn 28.100 đồng cho nước tinh khiết và hơn 10.200 đồng cho nước khoáng, tăng lần lượt 3,9% và 4,8% so với năm 2008.
Dự báo vào cuối năm 2014, thị trường nước uống đóng chai Việt Nam sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 279 triệu USD, tăng trưởng bình quân 6%/năm trong giai đoạn 2009-2014, tổng sản lượng toàn thị trường ước đạt trên 307 triệu lít.
Theo kết quả thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Datamonitor vào năm 2009, thị trường nước uống đóng chai tại Việt Nam đang được các thương hiệu Aquafina, Sapuwa chiếm thế thượng phong. Chiếm mức thị phần thấp hơn là các thương hiệu Evitan, Hello, Alive, Aquaquata, Bambi.
Ở phân khúc nước khoáng đóng chai, Lavie tiếp tục chiếm vị trí quán quân với tỉ lệ vượt xa 2 thương hiệu sau đó là Vital và Vĩnh Hảo. Phân khúc này bao gồm hơn 20 nhãn hiệu khác như Thạch Bích, Đảnh Thạnh, Evian, Laska, Dakai, Water Maxx, Vikoda
Bước vào năm 2011 và đến tận bây giờ, cuộc chiến giành thị trường nước đóng chai được dự báo chỉ thực sự diễn ra giữa 2 “đại gia” đang dẫn đầu 2 phân khúc là Aquafina và LaVie.
Trong khi cuộc chiến giữa Aquafina và Lavie vẫn chưa có hồi kết thì kẻ thứ 3 mang tên Vĩnh Hảo đã tung một chiến lược hoàn toàn mới, hứa hẹn sẽ giành được nhiều thị phần nước đóng chai.
Vĩnh Hảo vốn là biểu tượng của ngành công nghiệp nước đóng chai Việt Nam từ trước năm 1975. Thế nhưng suốt một thời gian dài, thương hiệu này gần như bị người tiêu dùng bỏ quên do quảng bá không tốt và mô hình hoạt động chưa phù hợp.
Vào năm 2009, Vĩnh Hão đã tái định thương hiệu bằng thông điệp "Suối khoáng thiên nhiên, đóng chai tại nguồn" nhằm khăngr định chất lượng thật sự của nước khoáng phải đến từ quy trình đầu tư bài bản.
Để làm được điều đó Vĩnh Hảo đã chi đến 29 tỉ đồng và sau đso là 20 tỉ để nhập dây chuyền sản xuất mới từ Ba Lan, nâng tổng công suất lên 60 triệu lít trong năm.
Chiến lược mới đang bắt đầu giúp thương hiệu này lột xác. Doanh số của Vĩnh Hảo năm 2010 tăng 90% và sản lượng bán tăng gấp 4 lần so với năm 2009. Vĩnh Hảo còn thay đổi cả bao bì sản phẩm, đẩy mạnh phát triển các kênh bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tạp hóa, trung tâm thương mại nhằm tiến tới lột xác hoàn toàn.
Phải nói những hành động từ Lavie, Vĩnh Hảo và Aquafina đang ngày trở nên sôi nổi hơn trên thị trường nước đóng chai. Khi Aquafina tập trung nhiều hơn về các sản phẩm chai nhỏ thì Lavie, Vĩnh Hão và cả Sapuwa đang hướng đến đối tượng văn phòng, khu dân cư. Nơi được Datamotitor đánh giá là một trong những thị trường nước giải khát tăng trưởng nhanh nhất thế giới, rõ ràng, cơ hội đẩy mạnh phát triển cho các thương hiệu nước đóng chai trong năm 2011 và những năm tới là không hề ít.