Uống nước dừa có tác dụng gì và những lưu ý khi uống nước dừa

Nước dừa rất được ưa chuộng vào ngày hè và nó có tác dụng giải khát, thanh nhiệt cùng nhiều lợi ích khác nữa.

Vào ngày hè, nước dừa rất được ưa chuộng bởi nó giúp giải khát, bù nước cho cơ thể, hạ nhiệt nhanh chóng. Cùng tìm hiểu những lợi ích mà nước dừa mang lại và những lưu ý bạn cần biết khi uống nước dừa.

1. Giảm nguy cơ mất nước

Nước dừa chứa rất nhiều kali và khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước choc ơ thể.
Mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm, mất cân bằng điện giải thì chỉ cần uống nước dừa sẽ giúp bạn bù nước và điện giải nhanh chóng.
Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, tạm biệt nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước.

2. Có lợi cho hệ tiêu hóa

Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột. Bạn có thể áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê dầu ôliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (ít nhất ba ngày/ tuần).
Đối với các vấn đề về táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống một cốc nước dừa ngày 2 lần.

3. Tốt cho tim mạch

Theo các nhà nghiên cứu, những nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.
Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.

4. Tăng cường hệ miễn dịch

Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm acidlauric, chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho. Trong thực tế,lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối.
Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.

5. Lưu ý khi uống nước dừa

Dù nước dừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu uống nhiều sẽ dễ phản tác dụng.
Vì nướ dừa có tính hàn, hạ nhiệt và huyết áp nhanh chóng nên nếu bạn uống nhiều sẽ bị tuột huyết áp gây tình trạng mệt mỏi dễ xảy ra.
Ngoài ra nước dừa còn dễ làm cho cơ trở nên bủn rủn, hoạt động kém linh hoạt nên sau khi hoạt động nặng không nên uống nước dừa.
Nhìn chung nước dừa rất tốt cho sức khỏe con người nhưng cần phải uống với liều lượng vừa đủ để giúp giải khát, thanh nhiệt tốt cho những ngày nắng nóng.

Nước suối, nước khoáng, nước tinh khiết là gì và nước nào tốt nhất?

Ngoài nước suối còn có nước khoáng và nước tinh khiết. Cùng tìm hiểu 3 loại nước này và nước nào là tốt nhất.

Thị trường nước đóng chai có 3 loại là nước suối, nước khoáng và nước tinh khiết. Vậy 3 loại nước này khác nhau thế nào và bạn nên uống loại nước nào để tốt cho sức khỏe nhất. Cùng tìm hiểu nhé.

1. Nước suối, nước khoáng

Nhìn chung nước suối hay nước khoáng đều giống nhau không có nhiều khác biệt. 
Nước khoáng, nước suối thiên nhiên là loại nước chảy qua những tầng địa chất có chứa một số nguyên tố, khí tự nhiên hay hợp chất khoáng với hàm lượng cao hơn nước bình thường.
Nước khoáng và nước suối phải đóng chai tại nơi có nguồn, không qua xử lý làm ảnh hưởng thành phần của chúng mà chỉ qua kỹ thuật đảm bảo vô trùng. Vì vậy, khi mua nước bạn nên đọc kỹ nhãn, địa chỉ sản xuất cũng là một dấu hiệu để bạn phân biệt các loại nước này.
Nước suối, nước khoáng
Điểm khác biệt duy nhất giữa nước suối và nước khoáng là hàm lượng khoáng trong nước.
Nước suối: Có hàm lượng khoáng chất không ổn định, không cao, nó đúng nghĩa là nước thiên nhiên tiệt trùng.
Nước khoáng: Có nhiều hàm lượng khoáng chất tốt. Hàm lượng này tương đối ổn định, và phải có một số yếu tố đặc hiệu theo quy định của thế giới hoặc theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Trên thị trường hiện nay thường đánh đồng nước suối và nước khoáng, nhưng thực chất thì nước khoáng tốt hơn, có giá trị hơn nước suối.

2. Nước tinh khiết

Nước tinh khiết đơn giản là loại nước được lấy ở bất cứ đâu (nước giếng, nước sông, nước sinh hoạt,...) và nhà sản xuất đã tiệt trùng, tinh lọc để không còn cặn bẩn, chất độc hại rồi đóng vô chai.
Nước suối, nước khoáng

3. Nước nào tốt nhất

Đọc thông tin trên thì chắc bạn cũng đã biết được loại nước nào là tốt nhất rồi đúng không.
Cơ thể con người cần được cung cấp một lượng khoáng chất nhất định có lợi cho sức khỏe nên nước khoáng được xem như là loại nước tốt cho cơ thể con người.
Thế nhưng trên thực tế vẫn chưa có một báo cáo nào chứng minh loại nước nào là tốt nhất cho cơ thể con người.
Theo Malina Malkani, chuyên gia dinh dưỡng và phát ngôn viên của Viện hàn lâm Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ, không có nhiều bằng chứng về lợi ích tuyệt đối cho sức khỏe của bất kỳ loại nước nào trong số những loại nước này.
Ví dụ nước khoáng người ta tin rằng sẽ cung cấp khoáng chất cho cơ thể thế nhưng nếu cơ thể của bạn không có quá nhiều sự thay đổi bên trong thì nước khoáng cũng chỉ có chức năng giải khát mà thôi.
Các chuyên gia khuyên rằng, người dùng nên tập trung vào lợi ích giải khát cho cơ thể của nước hơn là dưỡng chất mà nước đóng chai mang lại.
Khi bổ sung đầy đủ nước, cơ thể sẽ thanh lọc độc tố, ngăn ngừa bệnh sỏi thận, giúp ổn định nhiệt lượng trên cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ giữ dáng hiệu quả.
Điều mà bạn cần phải quan tâm là lựa chọn loại nước có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Và uống đủ nước mỗi ngày, trung bình khoảng từ 2 đến 2,5 lít nước.
Bạn sẽ quan tâm:

Chuyện gì sẽ xảy ra với sức khỏe nếu bạn không uống đủ nước mỗi ngày?

Cơ thể con người có đến 70% là nước. Do đó, không uống đủ nước mỗi ngày sẽ có hại cho toàn bộ cơ thể bạn. 

Nước là thành phần không thể thiếu đối với mỗi người. Bạn có thể nhịn đói đến 8 tuần ngày tuy nhiên không thể nhịn khát quá 5 ngày. Nước chiếm tỉ lệ lớn ở các bộ phận quan trọng như tim, gan, não đồng thời là yếu tố cần thiết để các sự chuyển hóa trong cơ thể diễn ra. Uống ít nước sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại xấu đối với cơ thể mà bạn không ngờ tới.
Chuyện gì sẽ xảy ra với sức khỏe nếu bạn không uống đủ nước mỗi ngày?

1. Táo bón

Thiếu nước có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng ta. Phòng bệnh táo bón người ta thường sử dụng chất xơ, tuy nhiên, nước cũng là một thành phần rất quan trọng. Bởi chất xơ sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố ra ngoài nhưng nếu thiếu nước thì quá trình ấy sẽ không thể diễn ra.
Chuyện gì sẽ xảy ra với sức khỏe nếu bạn không uống đủ nước mỗi ngày?

2. Kích ứng da 

Khi cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước biểu hiện rõ ràng nhất sẽ xuất hiện trên da. Làn da của bạn sẽ xuất hiện nhiều những vết bong tróc, trở nên khô sạm, nhiều vết nhăn, hoàn toàn không có sức sống. 
Tiến sĩ Sanjay Aggarwal, bác sĩ trưởng tại Trung tâm Y tế Holistic thuộc Delhi, Ấn Độ cho biết thêm da thiếu nước cũng sẽ rất dễ nổi mụn.
Chuyện gì sẽ xảy ra với sức khỏe nếu bạn không uống đủ nước mỗi ngày?

3. Nhiễm trùng bàng quang, thận, tiết niệu

Tiến sĩ Aggarwal cho biết thận và nước có mối quan hệ rất lớn với nhau. Mặc dù thận sẽ điều chỉnh cân bằn nước ở cơ thể tuy nhiên nó cũng giống như một bộ lọc tự nhiên của cơ thể khi thải ra các chất thải từ máu. Do đó, nước vô cùng cần thiết. Nếu thiếu nước có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng bàng quang và tiết niệu.
Trên tờ Hindustantimes, tiến sĩ từng phát biểu :" Các khoáng chất và muối tích lũy tự nhiên trong thận cần có nước để hòa tan. Nếu không có đủ nước sẽ dễ dàng biến thành sỏi thận".

4. Tăng cân

Nhiều khi bạn thường nhầm lẫn giữa việc đói bụng với tình trạng mất nước. Thiếu nước khiến bạn cảm thấy cơ thể luôn đói dù đã ăn no, sẽ dễ dẫn đến việc ăn quá độ gây tăng cân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước có thể tạo cho ta cảm giác no.
Chuyện gì sẽ xảy ra với sức khỏe nếu bạn không uống đủ nước mỗi ngày?

5. Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức toàn thân

Mất nước sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi và dẫn đến tâm sinh lí thay đổi. Cơ thể chúng ta sống nhờ ô xy do máu vận chuyển tới. Thiếu nước dẫn đến sự tuần hoàn máu bị ngưng trệ, các hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là não. Điều đó dẫn đến hệ quả gây đau đầu, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ của não bộ.
Bên cạnh đó, khi lượng nước trong cơ thể không đủ, chúng sẽ tự rút nước từ hệ cơ để cung cấp cho máu dẫn đến toàn thân đau nhức, mệt mỏi.
Chuyện gì sẽ xảy ra với sức khỏe nếu bạn không uống đủ nước mỗi ngày?
Cơ thể thiếu nước sẽ vô cùng nguy hại đối với sức khỏe. Lời khuyên tiến sĩ Aggarwal dành cho bạn đó là ít nhất hãy uống 2 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể cung cấp nước cho cơ thể bằng cách bổ sung những thực phẩm nhiều nước hay trái cây vào khẩu phần ăn mỗi ngày của mình. Đừng để cơ thể lên tiếng vì thiếu nước bạn nhé.

Bác sĩ khuyên bạn uống nước buổi sáng vì những tác dụng này

Bạn thường được khuyên nên uống một cốc nước vào buổi sáng nhưng bạn có biết là vì sao không. Cùng xem bài viết này để biết uống nước buổi sáng có tác dụng gì?

Nước là nguyên tố không thể thiếu trong cuộc sống của bạn. Các bác sĩ cho rằng, một người bình thường cần phải cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày và đặc biệt nên uống một cốc nước vào buổi sáng, điều đó sẽ giúp ích cho sức khỏe của mình. Cùng xem những gì mà nước sẽ mang đến cho bạn khi bạn uống nước vào buổi sáng nhé.

1. Ngăn ngừa lão hóa sớm

Trong khi bạn ngủ, cơ thể tiến hành trao đổi chất và phát sinh ra những độc tố còn tồn động trong cơ thể của bạn. Dần dần độc tố này không được đào thải ra ngoài khiến cơ thể của bạn trở nên bị lão hóa và khiến bạn "già trước tuổi" cũng như những vấn đề khác về sức khỏe nữa.
Khi bạn dùng một ly nước vào buổi sáng đặc biệt là khi bạn uống nước ấm giống như bạn đổ nhiên liệu vào máy bơm và máy bơm sẽ tống khứ hết độc tố ra ngoài cơ thể thông qua việc đi tiểu và đổ mồ hôi. Hơn nữa, nó còn giúp cho cấp nước cho da, giúp da có độ đàn hồi tốt hơn.
uống nước buổi sáng

2. Giúp giảm cân

Bạn sẽ bất ngờ đấy, uống nước vẫn giúp bạn giảm cân đó. Uống nước buổi sáng sẽ giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ đốt cháy nhiều calo hơn trong ngày, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

3. Cải thiện tiêu hóa

Khi uống một cốc nước vào buổi sáng, bạn sẽ kích thích hệ thống tiêu hóa của bạn và giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn. Để lợi ích này đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên uống nước ấm vào buổi sáng, và sau buổi ăn vì nước ấm sẽ làm rắn các chất béo lại àm cản trở tiêu hóa.

4. Cải thiện tuần hoàn máu, tốt cho tim mạch

Như trong bài viết "8 cách uống nước giúp ngừa bệnh, giảm cân mỗi ngày" cũng đã nói về vấn đề này khi bạn uống nước vào buổi sáng hoặc trước khi ngủ.
Khi bạn uống nước cũng giống như bạn đang giúp bôi trơn máu của bạn vậy, điều đó làm cho máu dễ dàng lưu thông hơn, hạn chế các vấn đề như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...
uống nước buổi sáng

5. Giảm táo bón

Nhiều người trong số các bạn đã trải qua những phản ứng khó chịu của táo bón. Thông thường, nguyên nhân là thiếu nước trong cơ thể. Nếu bạn bắt đầu buổi sáng bằng cách uống nước ấm trước khi bạn ăn bất cứ thứ gì, bạn có thể cải thiện vận động ruột, do đó làm giảm táo bón.

6. Uống nước buổi sáng thế nào cho đúng cách

Qua 5 điều trên bạn cũng đã biết vì sao bác sĩ khuyên nên uống nước vào buổi sáng rồi đúng không nhưng bất cứ vấn đề gì về sức khỏe cũng cần phải thực hiện "đúng cách" thì mới đạt hiệu quả.
- Không nên uống nước đường, thức uống dinh dưỡng vào buổi sáng vì thức uống này cần một thời gian dài để cơ thể tiêu hóa. Thay vào đó là nên uống nước lọc, nước khoáng thông thường.
- Nên uống nước đun sôi để ngội hoặc nước ấm có chèn vào một lát chanh sẽ giúp cơ thể đào thải chất độc, cung cấp vitamin c cho ngày mới năng động hơn.
uống nước buổi sáng
Xem thêm nhiều thông tin bổ ích tại chuyên mục Sức khỏe

8 cách uống nước giúp ngừa bệnh, giảm cân mỗi ngày

Nước không chỉ cần thiết cho con người mà còn là phương thức chữa bệnh thần kỳ nữa. Cùng tìm hiểu 8 cách uống nước giúp ngừa bệnh, giảm cân sau nhé.

Nếu muốn phòng ngừa 8 bệnh và các triệu chứng thường gặp sau đây bằng cách đơn giản nhất thì nước uống chính là phương thức hiệu quả nhất dành cho bạn.
Chỉ cần uống một ly nước ấm là bạn đã có thể cải thiện sức khỏe và phòng bệnh rồi đấy.

1. Bệnh tim: Uống một ly nước trước khi đi ngủ

Nếu bạn đang gặp vấn đề về tim hoặc bạn ít tập thể dục nên tim không được khỏe thì hãy tự tạo thói quen uống một ly nước trước khi đu ngủ. Điều này có thể phòng ngừa các bệnh dễ xảy ra vào buổi sáng như: Tim đau thắt, nhồi máu cơ tim.
8 cách uống nước giúp ngừa bệnh, giảm cân mỗi ngày

Khi bạn ngủ, nước sẽ mất đi khi bạn đổ mồ hôi, khiến nước trong máu giảm xuống, độ nhớt của máu cũng sẽ tăng cao dẫn đến dễ gặp tình trạng đau thắt, nhồi máu cơ tim.
Nhưng nếu trước khi đi ngủ, bạn uống một ly nước, điều đó làm giảm độ nhớt của máu, giúp máu lưu thông tốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Để đạt được một trái tim khỏa, giáo sư Hùng Trường Minh lưu ý người bệnh cần ghi nhớ những thông tin sau:
- Không nên uống quá nhiều nước: Khi uống bạn không được uống vội vàng mà chỉ nên uống từng ngụm từ từ. Lượng nước thích hợp là khoảng từ 200-300ml
- Không nên uống nước quá nóng: Người bệnh tim nên uống nước ấm từ 30-40 độ. Khi ăn cơm và uống nước canh cũng vậy, không được ăn hoặc uống ngay sau khi nấu mà nên để nguội, vừa đủ ấm rồi dùng.
- Không nên uống nước liên tục: Người bệnh tim nên áp dụng phương pháp bổ sung nước từng giai đoạn với số lượng vừa đủ. Cứ khoảng từ 2 đến 3 giờ uống nước một lần và mỗi lần khoảng 200ml là thích hợp, Đặc biệt là trong 3 thời điểm là trước khi đi ngủ, tỉnh dậy vào ban đêm và tỉnh dậy lúc sáng sớm, nên uống 100ml nước.
- Không nên uống nước quá lạnh: Mùa hè thường có thói quen uống nước lạnh nhưng với người bệnh tim không nên dùng thực phẩm, thức uống quá lạnh, nếu không  nó có thể khiến tăng nhịp tim, gây rối loạn nhịp tim và đau thắt cơ tim.

2. Giải độc: Uống một cốc nước vào sáng sớm

Ai cũng nghe bảo rằng nên uống một ly nước vào buổi sáng sẽ rât tốt cho cơ thể. Có người thì uống nước mật ong, có người thì uống nước chanh, vật rốt cuộc uôgns nước gì là tốt nhất?
Trong quá trình trao đổi chât của cơ thể trong đêm sẽ phát sinh ra chất thải và chúng cần có một lực để giúp bài tiết ra khỏi cơ thể. Không có bất cứ một nước ngọt hay nước dinh dưỡng nào phù hợp trong trường hợp này cả.
Vì nếu là nước đường hay nước dinh dưỡng, chúng cần thời gian để chuyển hóa, không thể có tác dụng đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Vì vậy nước đun sôi để nguội hay bình nước suối tại nhà bạn chính là phương pháp giải độc tốt nhất.

3. Cảm lạnh: Uống nhiều nước hơn bình thường

Bác sĩ thường dặn bạn uống thật nhiều nước mỗi khi bị cảm lạnh. đúng như thể bởi vì khi cơ thể con người bị cảm, sốt, cơ thể có phản ứng làm giảm thân nhiệt bằng chức năng tự vệ, biểu hiện lúc này là mồ hôi ra nhiều, thở gấp,...
Khi đó bạn cần phải bổ sung ngược lại lượng nước lớn vào cơ thể thay thế cho lượng nước đã thoát ra thông qua mồ hôi của bạn. Uống càng nhiều nước không những thúc đẩy việc ra mồ hôi và đi tiểu mà còn điều tiết thân nhiệt, và thúc đẩy bài tiết các vi khuẩn gây bệnh ra ngoài cơ thể một cách nhanh chóng.
8 cách uống nước giúp ngừa bệnh, giảm cân mỗi ngày

4. Đau dạ dày: Ăn cháo "giữ nước"

Những người bị bệnh dah dày hay những lúc cảm thấy dạ dày không tốt, có thể ăn cháo để "giữ nước".
Nhiệt độ của cháo phải thật nóng (trên 60 độ C), ở nhiệt độ này dạ dày sẽ tiết ra chất dịch dễ dàng tiêu hóa cháo mà không cần phải nhai kỹ, rất thích hợp với cả người bệnh đau dạ dày.
Trong cháo có lượng nước lớn, còn có tác dụng bôi trơn đường ruột, giúp loại bỏ các chất độc hại trong ruột và đưa chúng ra ngoài cơ thể.

5. Táo bón: Càng phải uống thật nhiều nước

Thông thường táo bón có 2 nguyên nhân: Đầu tiên là cơ thể bị thiếu nước, thứ 2 là cơ quan đường ruột không có lực để bài viết chất thải ra ngoài.
Với người bị bệnh táo bón dù là nguyên nhân gì cũng phải uống thật nhiều nước. Khi uống nước phải uống từng ngụm nước to, động tác nuốt phải nhanh, vậy mới đủ nước chảy đến kết tràng, kích thích nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết.
Nên nhớ rằng, không được nhấp từng ngụm nhỏ, như vậy nước chảy với tốc độ chậm, nước rất dễ dàng ở lại dạ dày và hấp thu vào da, gây tiểu tiện.
8 cách uống nước giúp ngừa bệnh, giảm cân mỗi ngày

6. Buồn nôn: Dùng nước muối loãng để gây nôn

Những lúc buồn nôn do bệnh hoặc do say xỉn rất thường xảy ra. Nôn là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể khi cơ thể không tiếp nhận được thì sẽ đào thải ra ngoài bằng cách nôn. Nhưng có những khi bạn buồn nôn mà khôn nôn được thì thay vì dùng ngón tay móc họng thì có thể thử cách uống vài ngụm to nước muôi sẽ giúp thúc đẩy các chất bẩn ra ngoài.
Sau khi nôn có thể dùng nước muối súc miệng. Ngoài ra nước muối loãng cũng là cách giúp hạn chế mất nước sau khi nôn, bổ sung dịch thể, giải quyết nhanh chóng cảm giác mệt mỏi của người bệnh.

7. Béo phì: Uống một chút nước sau khi ăn cơm nửa giờ

Các chuyên gia đã chứng minh rằng uống nước đúng cách có thể giảm cân rất hiệu quả. Uống nước sau khi ăn khoảng nửa tiếng, để tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp trao đồi chất, đào thải độc tố tốt hơn, từ đó vóc dáng của bạn sẽ ngày càng thon gọn hơn.

8. Buồn bực: Nên uống nhiều nước

Nếu bạn cảm thấy buồn bực, nóng giận hay trạng thái tinh thần không tốt thì một cốc nước sẽ giúp bạn tốt hơn.
Sở dĩ có mối liên quan như vậy là do hormone. Khi buồn, hormone tuyến thượng thận của bạn sẽ sinh sản làm cho cảm xúc của bạn trở nên tồi tệ hơn. Những lúc này hãy uống thật nhiều nước, kết hợp với tập thể dục. Như thể "hormone buồn bực" này dễ dàng được tống ra ngoài cơ thể thông qua mồ hôi.
8 cách uống nước giúp ngừa bệnh, giảm cân mỗi ngày
Nước là nhu cầu không thể thiếu của con người. Không chỉ dùng để duy trì sự sống của chúng ta mà nước còn giúp cho sức khỏe, cơ thể của bạn ngày càng tốt hơn khi uống nước đúng cách.