Nước không chỉ cần thiết cho con người mà còn là phương thức chữa bệnh thần kỳ nữa. Cùng tìm hiểu 8 cách uống nước giúp ngừa bệnh, giảm cân sau nhé.
Nếu muốn phòng ngừa 8 bệnh và các triệu chứng thường gặp sau đây bằng cách đơn giản nhất thì nước uống chính là phương thức hiệu quả nhất dành cho bạn.
Chỉ cần uống một ly nước ấm là bạn đã có thể cải thiện sức khỏe và phòng bệnh rồi đấy.
1. Bệnh tim: Uống một ly nước trước khi đi ngủ
Nếu bạn đang gặp vấn đề về tim hoặc bạn ít tập thể dục nên tim không được khỏe thì hãy tự tạo thói quen uống một ly nước trước khi đu ngủ. Điều này có thể phòng ngừa các bệnh dễ xảy ra vào buổi sáng như: Tim đau thắt, nhồi máu cơ tim.
Khi bạn ngủ, nước sẽ mất đi khi bạn đổ mồ hôi, khiến nước trong máu giảm xuống, độ nhớt của máu cũng sẽ tăng cao dẫn đến dễ gặp tình trạng đau thắt, nhồi máu cơ tim.
Nhưng nếu trước khi đi ngủ, bạn uống một ly nước, điều đó làm giảm độ nhớt của máu, giúp máu lưu thông tốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Để đạt được một trái tim khỏa, giáo sư Hùng Trường Minh lưu ý người bệnh cần ghi nhớ những thông tin sau:
- Không nên uống quá nhiều nước: Khi uống bạn không được uống vội vàng mà chỉ nên uống từng ngụm từ từ. Lượng nước thích hợp là khoảng từ 200-300ml
- Không nên uống nước quá nóng: Người bệnh tim nên uống nước ấm từ 30-40 độ. Khi ăn cơm và uống nước canh cũng vậy, không được ăn hoặc uống ngay sau khi nấu mà nên để nguội, vừa đủ ấm rồi dùng.
- Không nên uống nước liên tục: Người bệnh tim nên áp dụng phương pháp bổ sung nước từng giai đoạn với số lượng vừa đủ. Cứ khoảng từ 2 đến 3 giờ uống nước một lần và mỗi lần khoảng 200ml là thích hợp, Đặc biệt là trong 3 thời điểm là trước khi đi ngủ, tỉnh dậy vào ban đêm và tỉnh dậy lúc sáng sớm, nên uống 100ml nước.
- Không nên uống nước quá lạnh: Mùa hè thường có thói quen uống nước lạnh nhưng với người bệnh tim không nên dùng thực phẩm, thức uống quá lạnh, nếu không nó có thể khiến tăng nhịp tim, gây rối loạn nhịp tim và đau thắt cơ tim.
2. Giải độc: Uống một cốc nước vào sáng sớm
Ai cũng nghe bảo rằng nên uống một ly nước vào buổi sáng sẽ rât tốt cho cơ thể. Có người thì uống nước mật ong, có người thì uống nước chanh, vật rốt cuộc uôgns nước gì là tốt nhất?
Trong quá trình trao đổi chât của cơ thể trong đêm sẽ phát sinh ra chất thải và chúng cần có một lực để giúp bài tiết ra khỏi cơ thể. Không có bất cứ một nước ngọt hay nước dinh dưỡng nào phù hợp trong trường hợp này cả.
Vì nếu là nước đường hay nước dinh dưỡng, chúng cần thời gian để chuyển hóa, không thể có tác dụng đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Vì vậy nước đun sôi để nguội hay bình nước suối tại nhà bạn chính là phương pháp giải độc tốt nhất.
3. Cảm lạnh: Uống nhiều nước hơn bình thường
Bác sĩ thường dặn bạn uống thật nhiều nước mỗi khi bị cảm lạnh. đúng như thể bởi vì khi cơ thể con người bị cảm, sốt, cơ thể có phản ứng làm giảm thân nhiệt bằng chức năng tự vệ, biểu hiện lúc này là mồ hôi ra nhiều, thở gấp,...
Khi đó bạn cần phải bổ sung ngược lại lượng nước lớn vào cơ thể thay thế cho lượng nước đã thoát ra thông qua mồ hôi của bạn. Uống càng nhiều nước không những thúc đẩy việc ra mồ hôi và đi tiểu mà còn điều tiết thân nhiệt, và thúc đẩy bài tiết các vi khuẩn gây bệnh ra ngoài cơ thể một cách nhanh chóng.
4. Đau dạ dày: Ăn cháo "giữ nước"
Những người bị bệnh dah dày hay những lúc cảm thấy dạ dày không tốt, có thể ăn cháo để "giữ nước".
Nhiệt độ của cháo phải thật nóng (trên 60 độ C), ở nhiệt độ này dạ dày sẽ tiết ra chất dịch dễ dàng tiêu hóa cháo mà không cần phải nhai kỹ, rất thích hợp với cả người bệnh đau dạ dày.
Trong cháo có lượng nước lớn, còn có tác dụng bôi trơn đường ruột, giúp loại bỏ các chất độc hại trong ruột và đưa chúng ra ngoài cơ thể.
5. Táo bón: Càng phải uống thật nhiều nước
Thông thường táo bón có 2 nguyên nhân: Đầu tiên là cơ thể bị thiếu nước, thứ 2 là cơ quan đường ruột không có lực để bài viết chất thải ra ngoài.
Với người bị bệnh táo bón dù là nguyên nhân gì cũng phải uống thật nhiều nước. Khi uống nước phải uống từng ngụm nước to, động tác nuốt phải nhanh, vậy mới đủ nước chảy đến kết tràng, kích thích nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết.
Nên nhớ rằng, không được nhấp từng ngụm nhỏ, như vậy nước chảy với tốc độ chậm, nước rất dễ dàng ở lại dạ dày và hấp thu vào da, gây tiểu tiện.
6. Buồn nôn: Dùng nước muối loãng để gây nôn
Những lúc buồn nôn do bệnh hoặc do say xỉn rất thường xảy ra. Nôn là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể khi cơ thể không tiếp nhận được thì sẽ đào thải ra ngoài bằng cách nôn. Nhưng có những khi bạn buồn nôn mà khôn nôn được thì thay vì dùng ngón tay móc họng thì có thể thử cách uống vài ngụm to nước muôi sẽ giúp thúc đẩy các chất bẩn ra ngoài.
Sau khi nôn có thể dùng nước muối súc miệng. Ngoài ra nước muối loãng cũng là cách giúp hạn chế mất nước sau khi nôn, bổ sung dịch thể, giải quyết nhanh chóng cảm giác mệt mỏi của người bệnh.
7. Béo phì: Uống một chút nước sau khi ăn cơm nửa giờ
Các chuyên gia đã chứng minh rằng uống nước đúng cách có thể giảm cân rất hiệu quả. Uống nước sau khi ăn khoảng nửa tiếng, để tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp trao đồi chất, đào thải độc tố tốt hơn, từ đó vóc dáng của bạn sẽ ngày càng thon gọn hơn.
8. Buồn bực: Nên uống nhiều nước
Nếu bạn cảm thấy buồn bực, nóng giận hay trạng thái tinh thần không tốt thì một cốc nước sẽ giúp bạn tốt hơn.
Sở dĩ có mối liên quan như vậy là do hormone. Khi buồn, hormone tuyến thượng thận của bạn sẽ sinh sản làm cho cảm xúc của bạn trở nên tồi tệ hơn. Những lúc này hãy uống thật nhiều nước, kết hợp với tập thể dục. Như thể "hormone buồn bực" này dễ dàng được tống ra ngoài cơ thể thông qua mồ hôi.
Nước là nhu cầu không thể thiếu của con người. Không chỉ dùng để duy trì sự sống của chúng ta mà nước còn giúp cho sức khỏe, cơ thể của bạn ngày càng tốt hơn khi uống nước đúng cách.